TIN TỨC ANH ANH PHAT

BÉ TRÊN 1 TUỔI CÓ NÊN BỔ SUNG SỮA NGOÀI?

Xin chào bác sĩ, em đã cho con bú mẹ được 18 tháng. Nhưng từ mấy tháng trước, em thấy mình ít sữa nhưng em không biết nên chọn sữa cho bé trên 1 tuổi như thế nào. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Chào Mẹ,

Trước tiên, mẹ cần biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với các lợi ích tuyệt vời sau đây:

  • Sữa mẹ chứa hơn 100 dưỡng chất không thể có trong loại sữa nào khác, đồng thời thành phần của sữa mẹ còn có thể biến đổi để đáp ứng nhu cầu cũng như khả năng hấp thu của bé.
  • Sữa mẹ hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm và chưa phát triển hoàn thiện của bé nên các bé bú sữa mẹ ít bị đầy hơi hơn các bé bú sữa ngoài.
  • Sữa mẹ không khiến bé bị dị ứng. Hơn nữa, sữa mẹ còn giảm khả năng mắc bệnh hen suyễn và chàm hơn những bé uống sữa công thức.
  • Sữa mẹ giúp bé nhuận tràng, làm dịu dạ dày bằng cách hỗ trợ lợi khuẩn và tiêu diệt những hại khuẩn cư trú trong đường ruột của bé.
  • Sữa mẹ cung cấp cho bé kháng thể để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng, hô hấp… cũng như các bệnh uốn ván, bại liệt và bạch cầu. Ngoài ra, sữa mẹ còn bảo vệ bé khỏi SIDS- hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Sữa mẹ chứa axit béo DHA giúp bé phát triển trí não.
  • Bú sữa mẹ giúp bé luyện tập cơ hàm, nướu, răng và vòm miệng, đồng thời còn hỗ trợ việc phát triển khoang miệng và các vị trí để răng mọc sau này.
  • Trong trường hợp cần tìm hiểu về các loại sữa khác mẹ nên tham khảo bảng thông tin khuyến nghị cuối bài. Nếu mẹ thuộc một trong các trường hợp được nêu ở bảng này thì mẹ tham khảo thêm câu trả lời của bác sĩ trung tâm dưỡng Vinamilk như sau:

    Khi chọn sữa cho bé 1 tuổi, mẹ nên chọn cho bé dòng sữa bột có các dưỡng chất:

    • DHA: chiếm tỷ trọng cao trong não bộ. Hơn nữa, DHA còn chiếm tới 50-60% trong võng mạc của mắt. Đây chính là loại axit béo tự nhiên không thể thiếu cho quá trình phát triển và nâng cao trí tuệ của bé.
    • Cholin: là nguyên liệu tạo ra chất cấu tạo màng tế bào, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo đồng thời góp phần tạo ra chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Vì vậy, cholin có ảnh hưởng quan trọng đến khả nặng hấp thu và học tập.
    • ARA: là một axit béo được chuyển hóa từ omega-6. Đây là tiền chất sinh ra chất kháng viêm Prostaglandin, có chức năng tăng cường miễn dịch.
    • Taurin: chiếm tỷ trọng cao trên võng mạc, bạch cầu cũng như các mô trên cơ thể, được xem là chất có chức năng chống ôxy hóa hoặc bảo vệ cơ thể với các chất phóng xạ. Dưỡng chất này còn hỗ trợ bé phát triển thần kinh trung ương và hệ thống thị lực bình thường.
    • Omega-3: thuộc nhóm chất béo không bão hòa đa thể mà cơ thể không tự tổng hợp được. DHA, EPA chính là 2 axit béo quan trọng của omega-3.
    • Omega-6: Omega 6 là một loại acid béo nằm trong nhóm chất béo không bão hòa đa, giúp  giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm đau khớp, giảm các triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
    • Chất xơ tiêu hóa hòa tan Oiligofructose (FOS): Trong quá trình tiêu hóa chất xơ hòa tan hút nhiều nước, phình to ra và tạo các khối gel dày đặc có độ nhớt cao. Trong quá trình tiêu hóa chất xơ bị trương nở, giúp tăng khối lượng bã thải, làm mềm và xốp phân thông qua đó kích thích nhu động ruột non, tăng co bóp ruột già kích thích đào thải phân ra ngoài. Các khối gel được tạo ra từ các chất xơ tiêu hóa hòa tan (FOS, GOS, Inulin) có độ nhớt cao giúp khối phân dễ di chuyển trong đường ruột. Nhờ khả năng trương nở và tăng nhu động ruột, chất xơ làm tăng số lượng và số lần đi tiêu, giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng không gây đau rát hậu môn, cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.
    • Các vitamin và khoảng chất:
      • Vitamin A: vitamin A là một trong những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Việc bổ sung thiếu chất này sẽ dẫn tới bé dễ mắc phải các bệnh như chậm lớn, giảm sức đề kháng, nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến thị giác. Đây được coi là loại vitamin đầu bảng đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và sự phát triển của hệ xương, giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Vitamin A cũng hỗ trợ sức khỏe và sự phát triển của các tế bào và các mô trong cơ thể, đặc biệt là ở tóc, móng và da của bé.
      • Vitamin C: Vitamin C giúp hình thành và có nhiệm vụ sửa chữa các tế bào hồng cầu và các mô. Nó giúp bé duy trì sức khỏe của lợi và sự vững chắc của thành mạch, giảm thiểu vết thâm tím do ngã, va quệt gây nên. Nhất là những trẻ hiếu động, sự va chạm của bé là điều khó tránh khỏi. Và chính vitamin C giúp nhanh chóng làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm. Nó cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm khác. Vitamin này cũng có trong nhiều loại thực phẩm như rau xanh, rau hẹ, ổi, đu đủ, cam, quýt, dâu tây, bưởi, cà chua, đậu đỗ, khoai tây…
      • Vitamin D: Vitamin D rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt nó giúp hệ thống xương, răng được chắc khoẻ, vững vàng. Trẻ sơ sinh cần vitamin D để giúp xương thêm cứng cáp, dễ vận động, và chuẩn bị cho giai đoạn mới là mọc răng. Loại vi chất này giúp bé có hàm răng chắc khỏe, khung xương khỏe mạnh và đặc biệt có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, bé có thể bị còi xương. Được gọi là “vitamin mặt trời” bởi vì nhờ nó mà cơ thể bé có thể tự tổng hợp vitamin D từ chính ánh nắng mặt trời nhưng cách tạo vitamin này lại phụ thuộc vào thời tiết.
      • Kẽm và selen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cân nặng của các nhóc. . Selen có chức năng giống như một loại enzym trong quá trình tái tạo hormone của tuyến giáp để kích thích đầu vào năng lượng. Nó cần thiết cho quá trình duy trì và phát triển của cơ thể.Thiếu kẽm và selen có thể làm cho trẻ biếng ăn, suy giảm hệ thống miễn dịch và làm cho bé chậm lớn.
      • Magie: Thiếu magiê trẻ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hòa, đưa đến thiếu canxi và phốt pho gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ magiê trong máu giảm nặng sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
      • Sắt: Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất mà trẻ có thể hấp thu. Sắt giúp phòng tránh sự chậm phát triển, các vấn đề về học tập và hành vi, cũng như một số bệnh tật khác. Trẻ nhỏ thường được bổ sung rất nhiều sắt từ sữa mẹ, sữa công thức và sau đó là từ ngũ cốc tăng cường. Đặc biệt, những trẻ sinh non thường cần bổ sung sắt, dù chúng có chế độ ăn uống như thế nào đi nữa.

    Lưu ý rằng bé đã cai sữa mẹ thường gặp những vấn đề như:

    • Khả năng miễn dịch của bé kém: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt với các dưỡng chất giúp bé có hệ miễn dịch cực tốt. Trong sữa mẹ, có rất nhiều kháng thể và các thành phần dưỡng chất quan trọng – thiết yếu khác, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi sự phát triển tốt, bảo vệ đường ruột. Vì thế, sau khi cai sữa, hệ miễn dịch của bé thường yếu kém hơn.

Hệ tiêu hóa yếu kém: Sau khi cai sữa, bé thường dễ bị rối loạn dạ dày, tiêu chảy, ói mửa.

      • Thiếu sắt do không còn được bổ sung lượng sắt từ sữa mẹ, dễ mắc tình trang thiếu máu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *